Nhóm kiến trúc sư AETER đã chia sẻ ý tưởng của họ – Eco-Land (vùng đất sinh thái) dành cho cuộc thi ý tưởng thiết kế quốc tế cho tòa nhà khách vận giữa biên giới Liantang/Heung Yuen Wai. Nằm giữa Thẩm Quyến và Hồng Kông, tòa nhà khách vận (PTB) là một khu vực chuyển tiếp nối liền đoạn bờ sông của các thành phố lân cận.
“Hòn đảo mới này” giống
như một miếng bọt biển công nghệ cao có thể hấp thụ 2 triệu mét khối
chất gây ô nhiễm mỗi giờ và biến chúng thành khí Oxy. Miếng bọt biển này
trông như một tổ chức sống. Phía ngoài của “miếng bọt biển” được thiết
kế để tái phát triển các phần như bối cảnh xung quanh, các hệ thực vật
ban đầu hiện đang bị tuyệt chủng do sự can thiệp của con người nhiều thế
kỉ nay. Thảm thực vật là khu rừng thứ sinh được phát triển sau thế
chiến II khoảng nửa cuối thế kỉ XX. Đề án này tập trung vào quá trình
tái tạo 4 thảm thực vật, dựa trên địa mạo sinh học cũng như các thành
phần loài từ các tổ chức thực vật ban đầu của Hồng Kông.
Phần phía dưới là một phòng thí nghiệm
công nghệ cao nơi sản xuất năng lượng đồng thời hấp thụ các chất gây ô
nhiễm. Sử dụng các công nghệ bền vững mới nhất trong việc sản xuất năng
lượng như năng lượng áp điện, phòng thí nghiệm tận dụng hoạt động của
30.000 xe ôtô một ngày để sản xuất ra lượng điện năng lên tới 1.5MW.
Việc sử dụng năng lượng làm lạnh của dòng sông cũng đã giảm 350KW điện
mỗi ngày – lượng điện tiết kiệm nhờ hạn chế nhu cầu sử dụng năng lương
cho việc thích nghi với môi trường. Đồng thời nó còn thu thập những
nguồn nước đã qua sử dụng để phục vụ cho thiên nhiên xung quanh nó và
sản xuất biogas. Nó cũng tự làm sạch các chất lỏng từ các phương tiện
giao thông; những chất này sau đó được hấp thụ bởi một chuỗi các máy lọc
sinh học tự nhiên được bố trí ở những nơi khác nhau dọc lề đường. Cuối
cùng, nó tận dụng nguồn năng lương mặt trời sẵn có dồi dào truyền động
cho 80 động cơ tuabin “3 bước”, những động cơ này cần thiết cho quá
trình hấp thụ khối lượng lớn các chất gây ô nhiễm thải ra. Phần còn lại
của quá trình sản xuất năng lượng này, cùng với sản xuất năng lượng áp
điện, sẽ đáp ứng nhu cầu năng lượng cho toàn phộ khu vực đảo.
Khí thải từ các phương tiện giao thông,
thay vì thải ra môi trường sẽ được đưa đến phòng thí nghiệm sinh học.
Bằng việc tiến hành thực hiện một mạch xâm nhập và phun khí thải, các
chất gây ô nhiễm sẽ được tiêm vào đất, ở đó chúng sẽ được rất nhiều vi
khuẩn hoặc các loài thực vật khác nhau hấp thụ. Do quá trình quanh hợp
hoặc tiêu hóa, các chất ô nhiễm này sẽ được chuyển thành ôxy.
Phòng thí nghiệm sinh học này chỉ cho
phép các nhà khoa học phù hợp hay những chuyên gia, cá nhân làm việc
trong các lĩnh vực về cuộc sống hoang dã tham quan. Cũng có một số khu
vực mở cửa phục vụ tất cả khách tham quan, chẳng hạn như vườn thực vật ở
khu Lân cận của PTB. Một tuyến đường quan sát thứ cấp (mở ra cho người
dân mỗi thành phố) được phát triển để giúp người dân dễ dàng chiêm
ngưỡng, tham quan cuộc sống hoang dã mà không cần phải đi qua vùng biên.
Hòn đảo này “tiêu hóa” một số lượng các chất ô nhiễm của thành phố hiện
đại, đóng có vai trò như “lá phổi ôxy” mới. Nó không những bảo vệ và
tái tạo lại tự nhiên hoang dã như một khu bảo tồn quốc gia mà còn cung
cấp một lĩnh vực thử nghiệm cho khoa học.
Thông tin dự án:
Kiến trúc sư: AETER Architects Địa điểm: Liantang/Heung Yuen Wai Boundary, China – Hong Kong Nhóm dự án: AETER Architects – Harry Bougadellis, Antonis Zabelis, Christos Choudeloudis, George Batzios Cuộc thi: International Design Ideas Competition for Liantang/Heung Yuen Wai Boundary Control Point Passenger Terminal Building 2011 Ảnh: Courtesy of AETER Architects
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét